QUY TRÌNH TÍNH LƯƠNG THỢ HỒ VÀ CÔNG NHÂN XÂY DỰNG
Quy trình tính lương thợ hồ và công nhân đạt hiệu quả?
Một quy trình tính lương được coi là hiệu quả phải đảm bảo các yếu tố chính xác, bảo mật thông tin, đảm bảo tiến độ và thực hiện đúng với thỏa thuận với người lao động và các quy định hiện hành. Tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề và công ty cụ thể, cách tính lương công nhân có thể được thực hiện theo nhiều quy trình và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo các đầu việc và đáp ứng tiêu chí sau đây để thực hiện tính lương công nhân đúng quy chuẩn.
Tính lương thợ hồ và công nhân bao gồm những công việc gì?
Quy trình tính lương được bắt đầu tính từ khi hệ thống chấm công ghi nhận thời gian làm việc của người lao động cho đến khi hệ thống kế toán hoàn thành hạch toán các khoản chi phí thanh toán lương cho người lao động. Về tổng quan, một quy trình tính lương đầy đủ sẽ gồm các bước cơ bản như sau:
- Theo dõi chấm công: Thực hiện định kỳ hằng ngày để làm cơ sở tính lương cuối tháng.
- Tổng hợp đánh giá chuyên cần và hiệu suất làm việc: Phụ trách hành chính – nhân sự tổng hợp bảng chấm công và thu thập đánh giá hiệu suất làm việc từ quản lý các bộ phận để quyết định hệ số tính lương.
- Quyết định các yếu tố thưởng, phạt: Tập hợp các đề nghị khen thưởng hoặc các khoản khấu trừ vi phạm kỷ luật (nếu có).
- Lập bảng lương và tính lương: Lập bảng lương cho nhân viên dựa trên kết quả chấm công, đánh giá, các chứng từ kế toán và tiến hành tính lương (tổng thu nhập và lương thực lĩnh đã khấu trừ các khoản tạm ứng, thuế, phí bảo hiểm, v.v.).
- Thông báo bảng lương và chốt bảng lương: Sau khi tính lương, bộ phận kế toán sẽ báo cáo cho Giám đốc để duyệt bảng lương và thông báo cho từng nhân viên để xử lý các sai sót, khiếu nại (nếu có) trước khi làm đề nghị thanh toán lương.
Tiếp sau quy trình tính lương là quy trình thanh toán lương. Thông qua phương thức thanh toán đã thỏa thuận với người lao động (tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng), bộ phận hành chính – nhân sự sẽ có nghĩa vụ chi trả tiền lương đúng, đủ và kịp thời hạn cho nhân viên.
Các tiêu chí tính lương thợ hồ và công nhân không thể thiếu
Để khuyến khích người lao động mà vẫn đảm bảo công bằng trong quy chế trả lương, doanh nghiệp cần xây dựng các tiêu chuẩn đo lường rõ ràng, ví dụ như:
- Chuyên cần: Đảm bảo đầy đủ thời gian làm việc và số ngày công quy định.
- Hiệu suất làm việc: Dựa trên các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc như KPI, dựa trên số lượng sản phẩm hoặc chỉ tiêu cần đạt, số lượng sản phẩm đạt chất lượng, bị hỏng hoặc lỗi để tính lương.
- Thời gian làm việc ngoài giờ: Ghi nhận thời gian tăng ca làm thêm giờ của công nhân, thời gian làm thêm vào ngày nghỉ lễ để điều chỉnh tiền lương theo quy định của luật Lao động (Ngày thường: 150%; Chủ nhật: 200%; Ngày lễ, Tết: 300% * số giờ làm thêm).
- Các yếu tố khen thưởng (nếu có): Quy định thưởng % dự án, thưởng khi đạt hiệu suất, thưởng khi vượt KPI, các chế độ phụ cấp theo quy định của công ty (sinh nhật, cưới hỏi, thai sản, v.v.).
- Các yếu tố vi phạm (nếu có): Quy định phạt chuyên cần (đi muộn, nghỉ không phép), phạt chậm tiến độ, v.v.
Các hình thức tính lương thợ hồ và công nhân phổ biến
Tính lương theo bậc
Bậc lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau trên cơ sở bằng cấp và trình độ.
Cách tính lương theo bậc được thực hiện theo công thức chung như sau: Số tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương. Trong đó, mức lương cơ sở được quy định theo mức tối thiểu vùng và hệ số lương được quy định khác nhau với các bậc nhân viên theo quy định của văn bản pháp luật.
Tính lương theo chế độ
- Lương cơ bản: Là mức lương cứng được thỏa thuận giữa chủ lao động và người lao động, không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phúc lợi khác.
- Lương thử việc: Tối thiểu 85% mức lương của vị trí chính thức (tùy thuộc vào quy định công ty trên cơ sở quy định pháp luật).
- Lương khoán: Là tiền lương dành cho người lao động làm công việc hợp đồng thời vụ.
- Lương phụ cấp và trợ cấp: Là số tiền lương hỗ trợ được thỏa thuận và quy định trong Hợp đồng lao động tùy theo chế độ của từng doanh nghiệp (ví dụ như xăng xe, đi lại, điện thoại, thiết bị làm việc, v.v.).
Tính lương theo thời gian làm việc
- Tính lương theo tháng: Số tiền được trả cho 01 tháng làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
- Tính lương theo tuần: Số tiền được trả cho 01 tuần làm việc, trên cơ sở lương tháng * 12 và chia cho 52 tuần.
- Tính lương theo ngày: Số tiền được trả cho 01 ngày làm việc, trên cơ sở lương tháng chia cho tổng số ngày công trong tháng (tối đa không quá 26 ngày) theo quy định pháp luật.
- Tính lương theo giờ: Số tiền được trả cho 01 giờ làm việc, trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc thực tế trong ngày theo quy định của luật Lao động.
Tính lương theo hiệu suất
Tiền lương được tính dựa trên mức độ hoàn thành công việc về mặt số lượng và chất lượng hoặc hiệu suất số lượng công việc hoàn thành/thời gian. Đây là hình thức trả lương được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm tạo động lực cho người lao động nâng cao hiệu suất làm việc.
Hướng dẫn cách tính lương thợ hồ và công nhân
Cách tính lương cơ bản của công nhân
Theo quy định, lương cơ bản của công nhân không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết Hợp đồng Lao động. Đặc biệt, đối với công nhân đã qua học nghề thì phải được cộng thêm cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu.
Theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương cơ bản sẽ được quy định như sau:
- Lương tối thiểu vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
- Lương tối thiểu vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
- Lương tối thiểu vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
- Lương tối thiểu vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
Như vậy, nếu công nhân đang làm việc tại vùng I và có bằng đào tạo nghề (trung cấp, cao đẳng) thì mức lương thấp nhất mà người lao động sẽ được nhận là: 4.420.000 * 107% = 4.729.400 đồng/tháng.
Cách tính lương công nhân theo lĩnh vực đặc thù
Đối với từng lĩnh vực lao động, cách tính lương công nhân sản xuất sẽ được tính theo hệ số lương của ngành nghề đặc thù. Theo quy định của Nhà nước hiện nay, thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất sẽ được chia làm 2 mã số A và B (Nghị định số 205/2004/NĐ-CP), gồm:
- Mã số A gồm thang lương 7 bậc – 7 hệ số (A.1) và thang lương 6 bậc – 6 hệ số (A.2), chia 3 nhóm theo mức độ nặng nhọc và tính phức tạp của công việc.
- Mã số B gồm 15 ngành, mỗi ngành có số lượng bậc lương – hệ số lương khác nhau.
-
Theo đó, cách tính lương công nhân của một số ngành cụ thể sẽ được tính như sau:
Cách tính lương công nhân xây dựng
Áp dụng mã số A.2 (thang lương 6 bậc – 6 hệ số), dùng cho các ngành chế biến lương thực, thực phẩm; dệt, thuộc da, giày may; nông nghiệp thuỷ lợi, thuỷ sản; lâm nghiệp; xây dựng; dầu khí; khai thác hầm lò. Cụ thể:
- Nhóm I: hệ số lương các bậc là : 1,55 – 1,85 – 2,22 – 2,65 – 3,18 – 3,8
- Nhóm II: 1,67 – 2,01 – 2,42 – 2,9 – 3,49 – 4,2
- Nhóm III: 1,78 – 2,13 – 2,56 – 3,06 – 3,67 – 4,4
Ví dụ, công nhân xây dựng, được xếp vào nhóm II và đang hưởng lương bậc VI với hệ số 4,2 , được phụ cấp 700.000 đồng/tháng thì mức lương tháng hiện tại của công nhân đó là:
Mức lương = (1.300.000 x 4,2) + 700.000 = 6.160.000 đồng/tháng
Cách tính lương công nhân theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức tính lương công nhân được nhiều doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Trong đó, mức lương được quy định bởi đơn giá sản phẩm được giao và số lượng, chất lượng sản phẩm (tổng số sản phẩm hoàn thành, số sản phẩm hoàn thành/giờ hoặc % số sản phẩm hoàn thành đúng quy chuẩn, v.v. tùy theo quy định của công ty). Về cơ bản, số tiền lương theo sản phẩm được tính như sau: Số tiền lương = Sản lượng sản phẩm * Đơn giá sản phẩm.
CUNG ỨNG THỢ HỒ VÀ CÔNG NHÂN XÂY DỰNG
LIÊN HỆ: 07676 34556 – 0979 284 380 – 07657 34556
web : https://cungungnhanluc24h.com